Người phụ nữ mê đồ cổ ở Bình Phước

Thảo luận trong 'Hàng hiếm - Đồ cổ' bắt đầu bởi ken1906, 15/6/20.

  1. ken1906

    ken1906 Expired VIP

    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Gia đình bà Nguyễn Thị Hoài Diễm (SN 1954, ngụ thôn Phú Cường, xã Phú Riềng, Bù Gia Mập) đang nắm giữ một bộ sưu tập đồ cổ quý hiếm, gồm một hàm răng “khủng” nghi của voi ma mút và 5 chiếc rìu đá cổ chưa rõ niên đại.

    Tất cả những món đồ này được gia đình bà Diễm cất giữ cẩn thận trong nhà và xem như “bảo vật”. Với mong muốn được “mục sở thị”, chúng tôi quyết định tìm gặp vị chủ nhân “mê" đồ cổ này.

    “Choáng” với hàm răng 5,3 kg…

    [​IMG]
    Bà Diễm trưng diện hàm răng cổ. Ảnh tin tức phái đẹp

    Căn nhà của bà Diễm nằm ngay trên mặt tiền đường ĐT 741, phía trước là tiệm buôn bán điện thoại. Nghe giới thiệu chúng tôi là phóng viên, bà Diễm không ngần

    “Sự tích” hàm răng cổ

    Năm 1985, cha chồng của bà Diễm mua lại được hàm răng cổ từ một người đồng bào dân tộc thiểu số. “Lúc đó, chính cha chồng tôi cũng không biết vật này là gì. Khi hỏi thì người bán chỉ nói là nhặt được trong rừng”, bà Diễm nhớ lại. Dù chưa biết chính xác đó là vật gì, nhưng cha chồng bà coi là vật báu linh thiêng, đem lại sự may mắn trong công việc làm ăn, nên được đặt vào nơi rất trang nghiêm trong nhà. Qua bài báo này, bà Diễm mong muốn các nhà khoa học vào cuộc tìm lời giải. Nếu cần, bà sẵn sàng hiến tất cả “bảo vật” của mình cho nhà nước để phục vụ công tác nghiên cứu khảo cổ hoặc nhượng lại cho những người am hiểu về đồ cổ.

    ngại mời vào nhà và lấy những “bảo vật” cho chúng tôi chiêm ngưỡng.

    Tận mắt chứng kiến “bảo vật”, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, không biết chính xác là vật gì nên đành tạm gọi là hàm răng cổ. Hàm răng cổ này nặng 5,3 kg, cao hơn 27 cm, rộng hơn 17 cm, dày khoảng 8 cm.

    Toàn bộ bề mặt đã hóa thạch, màu xám xịt nhưng vẫn có thể thấy trên mặt in rõ những đường rãnh thẳng, lộ rõ những chiếc răng màu trắng đều tăm tắp. Chúng có kết cấu thành từng phiến, mặt nhai của răng giống như bàn nghiền.

    Theo lời kể, bà Diễm là người có sở thích sưu tầm những món đồ lạ và hàm răng cổ này đến với gia đình bà cũng từ cái duyên ấy.

    “Khi nghe nói cha chồng có món đồ lạ, tôi nằng nặc xin đổi 2 ha đất rẫy để lấy cho được hàm răng cổ. Thấy con dâu yêu quý đồ cổ, cha chồng đã đồng ý. Trong di chúc của mình, ông cũng có nhắc tới điều này”, bà Diễm tâm sự.

    … Và 5 chiếc rìu đá “vang vọng”

    [​IMG]
    5 chiếc rìu đá này vẫn chưa rõ niên đại.

    Cũng vì có duyên với đồ cổ, vào năm 1986, bà Diễm tiếp tục có trong tay bộ sưu tập “rìu đá cổ”, được ghè đẽo rất công phu. Theo lời kể của bà trên báo webtretho trong một lần tình cờ, bà đã mua được 5 chiếc rìu đá từ những người thợ
    ---------------------------------------------------------

    “Hằng ngày tiếp xúc với hàm răng, gia đình chúng tôi luôn cảm thấy thắc mắc và tự đặt câu hỏi đây là hàm răng động vật gì? Xuất hiện niên đại nào? Mang những thắc mắc ấy để hỏi một số nhà khoa học, nhưng đều chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng”.

    đào giếng. 5 chiếc rìu có kích thước rất nhỏ so với những chiếc rìu thông thường, chiếc lớn nhất chỉ dài trên 10 cm, dày 3 cm. Mỗi chiếc rìu với kích cỡ khác nhau nhưng đều được chế tác bằng đá, lưỡi sắc, có cán nhỏ vừa với kích thước của bàn tay.

    Khi cầm những chiếc rìu chạm vào nhau nghe phát ra những âm thanh rất trong, có độ vang vọng. Điều này cho thấy, chất lượng đá làm rìu hoàn toàn khác hẳn với các loại đá thường gặp.

    Vị chủ nhân “yêu đồ cổ” hào hứng tiếp chuyện: “Hiện nay, gia đình cũng đang lưu giữ một chiếc cối giã trầu bằng đồng chưa rõ lai lịch và nguồn gốc xuất xứ. Vật này cũng như hàm răng và những chiếc rìu, được gia đình tôi gìn giữ cẩn thận”.
     

Chia sẻ trang này